Hồ tiêu rớt giá lỗi do ai?

Giá hồ tiêu giảm – Nhìn từ tổng thể

Việt Nam từng được coi là thị trường xuất khẩu Hồ tiêu lớn nhất Thế giới. Hồ tiêu ở Việt Nam đóng góp hơn 32% sản lượng hồ tiêu mỗi năm Thế Giới. So với Quốc gia đứng thứ hai là Ấn Độ 18% và Indonesia 16%. Theo số liệu tổng cục thống kê giai đoạn năm 2015 – 2016; So với tổng sản lượng hồ tiêu ước tính đạt hơn 397 nghìn tấn / năm. Nhưng bước sang giai đoạn năm 2016 – 2017 bất chấp những dự báo của Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC) khi sản lượng Hồ tiêu Thế Giới liên tục tăng. Từng được dự báo sản lượng tăng lên hơn 400 nghìn tấn/năm 2017. Trong đó Ấn độ ước tính đạt hơn 55 nghìn tấn/ năm; Việt Nam ước tính khoảng hơn 200 nghìn tấn/ năm 2017

Nguyên nhân giá hồ tiêu giảm do đâu?

Không chỉ có nông dân trồng hồ tiêu ở Việt Nam gặp khó khăn trong sản xuất do biến động giá hồ tiêu liên tục giảm. Nếu nhìn từ tổng quan thị trường hồ tiêu trên thế giới, và gần nhất là ở Ấn Độ. Nông dân Ấn Độ cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc mất thị trường hồ tiêu. Trong giai đoạn 2016-2017 Giá hồ tiêu ở Ấn Độ cũng liên tục giảm sâu ở mức 450 rupee/ kg ( ~ 157,000vnd/kg). Vào giai đoạn này do ảnh hưởng của thị trường Hồ tiêu Việt Nam giảm chỉ còn 280 – 300 rupee/kg ( ~98,000vnd – 105,000 vnd/kg). Trong những tháng cùng kì năm ngoái sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt khoảng 75,000 tấn.

Nguyên nhân lớn khiến giá hồ tiêu biến đông mạnh chủ yếu là do có sự phát triển mở rộng liên tục về diện tích trồng hồ tiêu. Dẫn tới sản lượng tăng đột biến trong những năm gần đây. Trong khi những dựa báo của IPC đưa ra về khả năng dự trữ hồ tiêu trên thế giới đang ở mức thấp.

Từng được coi là “Vàng đen” Hồ tiêu hiện nay được coi là “vận đen”?

Từ năm 2015 từng được coi là thời kỳ hy hoàng của ngành Hồ Tiêu chỉ tính riêng ở Việt Nam. Giá hồ tiêu các thương lái thu mua lúc đó ước tính đạt 200,000vnd/kg. Nhưng sự hồ hởi của người nông dân trồng hồ tiêu chưa được bao lâu thì biến động về thị trường đã kéo giá hồ tiêu giảm xuống tới mức 54,000vnd/kg tính tại thời điểm tháng 4/2018.

Do lo ngại về giá hồ tiêu tiếp tục giảm và không có chiều hướng tăng trở lại trong nhiều năm tới; Nhiều nhà vườn đã phá bỏ những vườn hồ tiêu lâu năm để chuyển đổ sang hướng cây trồng khác.

giá hồ tiêu giảm nhiều nhà vườn đã chuyển đổi mô hình sản xuất

giá hồ tiêu giảm nhiều nhà vườn đã chuyển đổi mô hình sản xuất

 

giá hồ tiêu giảm

giá hồ tiêu giảm phải chặt bỏ những gốc hồ tiêu cổ thụ

 

Không còn mặn mà với hồ tiêu

Do lo ngại giá tiêu có thể tiếp tục lao dốc nên nhiều nông dân ở huyện Thống Nhất đã trồng xen bưởi da xanh vào vườn hồ tiêu. Trồng bưởi đồng nghĩa với việc nông dân xác định không gắn bó với cây tiêu lâu hơn nữa.
Tương tự, tại huyện Trảng Bom xuất hiện tình trạng nông dân chặt tiêu chuyển sang cây trồng khác. Chỉ tính riêng xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, hàng chục ha tiêu đã biến mất do mất mùa, mất giá, nông dân đã không còn đủ kiên nhẫn với loại cây này. 4 ha tiêu đang cho thu hoạch của ông Lầm Mã Phúc ở ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom cũng vừa bị người chủ đốn hạ một nửa để thay băng cây chuối già cấy mô. Năm nay chuối xuất khẩu được giá cao, cây tiêu ngược lại không mang lại lợi nhuận nên ông Phúc quyết định cưa tiêu chuyển qua trồng chuối. “Năm nay hồ tiêu không đạt năng suất lại mất giá nên nhiều người chuyển sang trồng chuối”, ông Phúc cho biết.
Giá thấp, nhiều nông dân ở Đồng Nai quyết định gom hàng, trữ tiêu chờ giá lên. Thế nhưng hiện họ như đang ngồi trên đống lửa vì trái với kỳ vọng, giá tiêu không những không tăng mà còn tiếp tục giảm sâu khiến nguy cơ ôm nợ ngày càng hiện hữu. Nhiều người chỉ còn biết cứ 1 hoặc 2 tuần lại mang tiêu ra phơi để tiêu không bị mốc, việc này không chỉ tốn công sức mà trọng lượng hạt tiêu cũng bị hao hụt nhiều. “.. ( Theo VOV đưa tin)

Lạc quan gắn bó với ngành hồ tiêu

Mặc dù bóng đen đang bao trùm lên khắp các vùng canh tác hồ tiêu, xong theo ghi nhận tại các diễn đàn người trồng hồ tiêu cho thấy. So mức giá 50,000vnd/ ha như hiện nay. Nếu người trồng hồ tiêu tính toán lại chi phí thì cho rằng với mức giá này vẫn có lãi ở mức thấp.

Cụ thể nếu như nhà vườn trồng hồ tiêu cắt giảm chi phí cố định như giảm lượng phân bón, cắt giảm một phần nhân công, và thuốc BTV xuống thay vào đó là tận dụng phân bón hữu cơ, hay phân vi sinh ở mức thấp.

Chi phí cho một ha trồng hồ tiêu nếu như trước đây ở mức 110 – 120 triệu/ ha thì nay chỉ còn 60 – 90 triệu /ha; cho năng suất cực tiêu 3 tấn/ ha thì rõ ràng người trồng hồ tiêu vẫn có lãi.

Và quan trọng hơn việc cắt giảm lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật chuyển sang sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ, phân chuồng đồng thời  tìm hướng đi mới cho cây hồ tiêu mang lại những giá trị bền vững hơn.

Comments are closed.

Nhấn để xem Giỏ hàng Đã xóa sản phẩm Hoàn tác
  • Không có sản phẩm trong giỏ