Phân bón hữu cơ sinh học và những điều cần biết khi sử dụng

Thói quen sử dụng các loại phân bón hóa học khiến cho đất canh tác trở nên ngày càng bạc màu, cằn cỗi, thoái hóa nghiêm trọng và mất đi các đặc tính hữu cơ vốn có của nó. Trước những kết quả không mấy tích cực như vậy, tại sao người nông dân lại không chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ sinh học. Vậy phân bón hữu cơ sinh học là gì và người dùng nên lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của FUNO nhé!

Phân bón hữu cơ sinh học là gì? Gồm những loại nào?

Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, có thể thêm than bùn bằng cách lên men và xử lý theo một quy trình công nghiệp nhất định. Đây được đánh giá là dòng phân bón hữu cơ nhập khẩu cao cấp từ các nước phát triển như Ý, Tây Ban Nha, Bỉ , Israel, Agrilife đồng thời được sản xuất bởi các nhà máy phân bón hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới như Haifa Chemicals – Israel, Copper Terra Spain, Trade – Corp Spain,…Thành phần chính của phân bón hữu cơ sinh học là các dưỡng chất hữu cơ, vi sinh được chiết xuất từ amino axit tự nhiên, rong biển kết hợp với một số yếu tố đa lượng và vi lượng.

Dựa trên công dụng, thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng, người ta chia phân bón hữu cơ sinh học thành 7 loại:
•    Phân bón hữu cơ sinh học cố định đạm
•    Phân bón hữu cơ sinh học phân giải lân
•    Phân bón hữu cơ sinh học phân giải kali và silic
•    Phân bón hữu cơ sinh học phân giải chất hữu cơ xenlulo
•    Phân bón hữu cơ sinh học ức chế các vi sinh vật gây bệnh
•    Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
•    Phân bón hữu cơ sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng.

Những lợi ích của phân bón hữu cơ sinh học khi sử dụng cho cây trồng

Trước hết, phân bón hữu cơ sinh học mang các đặc tính chung của dòng phân hữu cơ vì thế có có tác dụng cung cấp các dưỡng chất đa – trung và vi lượng cho cây trồng. Nhờ thế, đất trồng được cân bằng dinh dưỡng và cải tạo một cách có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ còn có khả năng thúc đẩy các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh mẽ, chuyển đổi nitơ trong không khí sang dạng cây trồng cây trồng có thể hấp thu được, phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu và phân giải các độc tố tích tụ lâu năm trong đất,…

Ngoài ra, nhờ các thành phần và đặc tính của mình, phân hữu cơ sinh học còn giúp cân bằng độ pH cho đất, tăng độ phì nhiêu và cấu trúc đất bằng cách bổ sung một lượng mùn lớn cho đất. Không chỉ vậy, nó còn giúp ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh giúp cây trồng miễn dịch với các loài sâu bệnh,…

phan bon huu co

Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ sinh học?

Không thể phủ nhận rằng phân bón hữu cơ sinh học có tác dụng rất tốt đối với cây trồng và đất trồng. Tuy nhiên, đôi khi hiệu quả sử dụng của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động bên ngoài.

Chẳng hạn, việc kết hợp giữa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất với phân hữu cơ sinh học sẽ làm gây hại đến hệ vi sinh vật trong đất. Thậm chí, nó có thể làm cho chúng chết đi khiến cho đất trồng mất đi một nguồn dinh dưỡng quan trọng.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường và tự nhiên như nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, loại đất trồng hay thậm chí cả cách bón phân cũng có tác động trực tiếp đến hệ vi sinh vật trong đất. Vì thế, người nông dân nên tìm hiểu kỹ càng với những điều kiện đất và khí hậu như thế, mình sẽ nên bón phân như thế nào cho đúng.

Trên đây là những thông tin về phân bón hữu cơ sinh họcFUNO muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp người nông dân có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong chăm sóc cây trồng.

Comments are closed.

Nhấn để xem Giỏ hàng Đã xóa sản phẩm Hoàn tác
  • Không có sản phẩm trong giỏ